Sông Thương trong văn học và âm nhạc Sông Thương

Sông Thương, đoạn qua TP. Bắc Giang
  • Sông Thương được nhắc đến nhiều trong văn học và các ca khúc âm nhạc. Như trong ca khúc tiền chiến "Con thuyền không bến" của Đặng Thế Phong:
...Lướt theo chiều gió, một con thuyền,Theo trăng trong, trôi trên sông Thương,nước chảy đôi dòng, biết đâu bờ bếnThuyền ơi thuyền trôi nơi đâuTrên con sông Thương, nào ai biết nông sâu?Nhớ khi chiều sương, cùng ai trắc ẩn tấm lòng.Biết bao buồn thương, thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng...Sông Thương ơi nước chảy đôi ba dòngAnh về Hà Nội một lòng, lòng yêu emSông Thương ơi nước đục người đenAnh về thành phố không quên cô mình...

Hay Là:

Sông Thương nước chảy đôi dòng

Bên Trong bên đục em trông bên nào

  • Lấy ý từ câu ca dao:
Sông Thương nước chảy đôi dòng.Bên trong bên đục em trông bên nào?
  • Theo sự nhận xét của nhà văn Toan Ánh thì chuyện "Sông Thương nước chảy đôi dòng" là có thật!
Đó chẳng qua là hiện tượng nhập giang của con sông Sim (ngòi Sim) với dòng sông Thương (nước của cánh đồng chiêm thì đục đầy phù sa, gặp nước sông Thương trong xanh, hai dòng nước không hòa lẫn với nhau ở một đoạn khá dài (khoảng 100 thước). Hiện tượng này, ngày nay không còn nữa và sự phân ly của người xưa đã hết, nhưng con sông Thương đã chảy vào lòng người những tâm tình tràn ngập phù sa thương nhớ.Thương em, em nằm giữa;Cầu, Lục nằm hai bên.